Tìm hiểu thông tin chi tiết về đất ODT là gì và những quy định có liên quan đến loại hình này. Từ đó giúp các nhà đầu tư đưa ra phương án đầu tư cụ thể.
ODT là một ký hiệu đất khá quen thuộc khi nhìn vào bản đồ quy hoạch. Tuy nhiên không phải ai cũng biết đất ODT là gì và được quy định như thế nào theo cơ quan có thẩm quyền. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc đó.
Đất ODT là gì và mục đích sử dụng cụ thể
Ký hiệu ODT dùng để chỉ đất ở tại đô thị theo Thông tư số 25/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đây là loại đất thuộc nhóm đất thổ cư, đồng thời cũng thuộc nhóm đất phi nông nghiệp đã được phân loại trong Luật đất đai.
Đất ODT nằm trong các khu đô thị (nội ngoại thành thành phố), các thị xã và thị trấn nhỏ hơn. Về mục đích sử dụng của loại hình này đã được quy định tại Khoản 1 Điều 144 Luật đất đai. Cụ thể như sau:
- Xây các công trình nhà ở tại đô thị.
- Xây dựng những hạng mục cần thiết cho sinh hoạt.
- Ngoài xây dựng nhà ở, chủ sở hữu còn có thể xây dựng các công trình như: ao, vườn, tiểu cảnh, hồ cá…
Thông tin về đất nông nghiệp theo quy hoạch ODT
Đất nông nghiệp theo quy hoạch đất ODT là gì rất được quan tâm thời gian gần đây. Loại hình này không chỉ là tài sản sản xuất quan trọng, mà còn là một phần không thể thiếu của người dân phục vụ lao động hàng ngày như: chăn nuôi, trồng trọt, lâm nghiệp…
Tại điều 49 Luật đất đai năm 2013 quy định rõ đất nông nghiệp có thể chuyển đổi thành đất ODT trong trường hợp đất nằm trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm từ cấp huyện trở lên. Người sử dụng đất được giữ quyền sử dụng và không bị hạn chế về quyền lợi. Trường hợp đất nằm trong diện quy hoạch thì cần phải chuyển đổi mục đích sử dụng và thu hồi đất theo quy định.
Dù có một vài hạn chế nhất định; thế nhưng chủ sở hữu vẫn có được một số quyền lợi cơ bản bao gồm quyền sử dụng đất. Nếu cần sửa chữa, cải tạo hoặc xây mới công trình phải xin cấp phép và đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật trước khi thực hiện.
Đất ODT có phải là kênh đầu tư sinh lời hấp dẫn?
Sau khi đã hiểu rõ đất ODT là gì, rất nhiều khách hàng quan tâm đến vấn đề đầu tư vào loại hình đất này có nên hay không. Thực tế, đất ở tại đô thị sở hữu rất nhiều ưu điểm như: không bị giới hạn về thời gian sử dụng, nhu cầu nhà ở tăng nhanh trong khi đất ODT ngày càng bị thu hẹp, tập trung ở những thành phố lớn cư dân đông đúc…
Ngoài ra giá bán của đất ở tại đô thị luôn có sự tăng trưởng ổn định từ 2 – 5% mỗi năm. Đơn cử như các thành phố lớn Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, đất TP Đà Lạt Lâm Đồng, đất TP Thủ Dầu Một… Do đó đầu tư vào loại hình đất này sẽ không phải lo lắng vấn đề sinh lời cũng như tính thanh khoản.
Tuy nhiên chính sự tăng trưởng về giá mạnh mẽ cũng là rào cản cản trở nhà đầu tư mua đất ở tại đô thị. Bởi mức giá quá cao nên nhiều người khó để tìm được những lô đất phù hợp với nguồn tài chính cá nhân. Thay vì những thành phố lớn, bạn có thể chọn mua đất đô thị ở các thị trấn, thành phố trực thuộc tỉnh đang phát triển như: đất thị trấn Nam Ban (huyện Nam Hà), đất ven TP Hà Nội, TP Biên Hoà… cơ hội phát triển khá lớn mà giá bán lại không quá cao.
Đất ODT là gì và những câu hỏi thường gặp
Việc hiểu rõ đất ODT là gì rất quan trọng bởi nó sẽ giúp các chủ sở hữu sử dụng loại hình này sao cho hiệu quả nhất. Tiếp theo đây, hãy cùng tìm hiểu về một vài thắc mắc liên quan đến đất ở tại đô thị:
Về thời hạn sử dụng đất ODT
Quy định về thời gian sử dụng đất ODT được ghi rõ tại Điều 125 Luật đất đai 2013. Loại hình này có thời gian sử dụng lâu dài và được dùng cho những trường hợp dưới đây:
- Đất ở được sử dụng bởi cá nhân và hộ gia đình.
- Đất nông nghiệp được cộng đồng dân cư sử dụng.
- Đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng và đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên.
- Đất thương mại, dịch vụ và đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp được cá nhân hoặc hộ gia đình sử dụng ổn định mà không phải là đất được Nhà nước giao theo hình thức có thời hạn hoặc cho thuê.
- Đất được sử dụng cho mục đích an ninh, quốc phòng.
- Đất tín ngưỡng và cơ sở tôn giáo.
- Đất để xây dựng trụ sở cơ quan và đất để xây dựng các công trình sự nghiệp của tổ chức sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính.
- Đất giao thông, thủy lợi, đất có danh lam thắng cảnh và các di tích lịch sử – văn hóa truyền thống có giá trị.
- Đất nghĩa trang và nghĩa địa.
- Đất được sử dụng bởi tổ chức kinh tế.
Sử dụng đất ODT có phải đóng thuế theo quy định không?
Thuế đất tại Việt Nam hiện nay gồm 2 loại là thuế sử dụng đất nông nghiệp và thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. Đất ODT thuộc nhóm đất phi nông nghiệp, vì thế chủ sở hữu phải nộp thuế hàng năm theo quy định của pháp luật.
Số tiền thuế mà chủ sở hữu cần nộp sẽ được tính bằng số tiền thuế phát sinh sau khi trừ đi số tiền thuế được cơ quan nhà nước miễn hoặc giảm nếu có. Công thức tính thuế đất chi tiết đó là: (diện tích đất × giá hiện tại của 1m2 đất) × thuế suất.
Quy định về hạn mức giao đất ODT hiện nay
Hạn mức giao đất là khái niệm dùng để chỉ tổng diện tích tối đa mà người có nhu cầu sử dụng đất được nhận từ Nhà nước hoặc các đối tượng khác thông qua quá trình khai hoang. Hạn mức giao đất ODT được quy định tại Điều 144 Luật đất đai năm 2013, bao gồm các nội dung dưới đây:
- Quá trình giao đất của UBND cấp tỉnh hoặc thành phố phải được thực hiện dựa trên tình trạng quỹ đất hiện tại của địa phương, quy hoạch sử dụng đất và xây dựng đô thị cụ thể.
- Trường hợp muốn chuyển đổi đất ở đô thị sang đất xây dựng để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh phải tuân thủ theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt. Đồng thời đảm bảo tuân thủ các quy định về môi trường đô thị, về trật tự và an toàn nơi có đất.
Đất ODT là gì và những quy định liên quan đến loại hình này đã được cung cấp đầy đủ trong bài viết trên. Nhìn chung, đất ở tại đô thị là loại hình có giá trị sinh lời cao, tính thanh khoản tốt. Tuy nhiên nếu muốn đầu tư lâu dài cần xem xét đến các yếu tố như: Tài chính cá nhân, vị trí lô đất, tính pháp lý, sổ đỏ chứng minh quyền sở hữu… trước khi quyết định xuống tiền.